Thị trường giao dịch CFD không phải là thị trường mới, thế nhưng trong hai năm trở lại đây loại hình giao dịch này đang phát triển rầm rộ. Hàng chục kênh báo đài, truyền hình, quảng cáo và các nhóm đầu tư trên Facebook, Telegram…liên tục đưa tin về CFD. Các thắc mắc như CFD là gì? CFD có lừa đảo hay không? CFD có phải đa cấp hay không?… luôn là mối quan tâm hàng đầu, thế nhưng những người mới bắt đầu tìm hiểu thị trường lại bị bủa vây bởi một “ma trận” thông tin, không thể phân biệt được thật giả và không biết tin vào đâu.
Bài viết này cung cấp kiến thức và góc nhìn từ nhà đầu tư CFD tại Việt Nam để những nhà đầu tư mới có thể hiểu rõ bản chất của thị trường, nhận ra các trường hợp CFD lừa đảo và đồng thời đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp cho riêng mình.
Bản chất CFD là gì?
CFD là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh – Contract for Difference, nghĩa là hợp đồng chênh lệch giá. Đây là một sản phẩm tài chính phái sinh trong đó người đầu tư và sàn giao dịch thỏa thuận một hợp đồng với nhau, nội dung là về biến động giá của một tài sản trên thị trường cơ sở, ví dụ như thị trường chứng khoán, thị trường tiền kỹ thuật số…
Bên sàn giao dịch sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền chênh lệch của tài sản cơ sở, tính từ mức giá lúc hai bên tham gia hợp đồng đến lúc kết thúc hợp đồng.
Ví dụ về CFD
Hãy thử quan sát ví dụ đơn giản về CFD như sau:
Giả sử bạn đặt lệnh mua tài sản A ở mức giá 100 USD, khi tài sản tăng lên 120 USD, bạn kết thúc hợp đồng sẽ thu khoản lợi nhuận là 20 USD.
Ngược lại, nếu tài sản A giảm còn 80 USD. Lúc này bạn có thể:
- Đợi tài sản A tăng giá trở lại, hoặc
- Kết thúc hợp đồng, chấp nhận khoản lỗ 20 USD
Như vậy, bản chất CFD là hình thức mà bạn và sàn giao dịch cùng đầu cơ vào mức biến động giá của tài sản nào đó, mà không cần thiết phải sở hữu tài sản đó trong thực tế. CFD là một trong các thị trường tài chính phái sinh, bên cạnh các thị trường phổ biến như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi …
Thị trường CFD trên toàn cầu ra sao
Các quốc gia trên thế giới có góc nhìn khác nhau về thị trường CFD, một số quốc gia công nhận CFD là thị trường quan trọng như: Vương quốc Anh, Đức, Thụy sĩ, Singapore, Châu Úc, Tây ban nha, Nước pháp, Nam Phi, Canada, New Zealand, Thụy Điển, Na Uy…
Ngược lại Hoa Kỳ, Hồng Kông không chấp nhận thị trường CFD.
Tại Việt Nam, giao dịch CFD nằm ngoài hành lang pháp lý, vì luật pháp hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào về đầu tư CFD. Tuy nhà nước không khuyến khích người dân tham gia thị trường này vì nhiều lý do, nhưng thực tế có một bộ phận giới đầu tư cá nhân hơn chục nghìn người đã và đang giao dịch CFD từ hơn 10 năm qua.
Tại sao thị trường CFD lại phát triển rầm rộ trong 2021
Tác động của đại dịch ảnh hưởng đến tất cả các kênh đầu tư truyền thống như bất động sản, kinh doanh ăn uống, sản xuất – xuất khẩu, khiến các nhà đầu tư cá nhân phải tìm kiếm những kênh đầu tư phù hợp để đảm bảo dòng tiền. Thị trường CFD đáp ứng được nhiều yếu tố như: hoàn toàn trực tuyến, linh hoạt, thanh khoản cao, vốn tham gia cực kỳ thấp… đã thu hút giới đầu tư.
Bên cạnh đó, công ty môi giới cũng tập trung nguồn lực phát triển thị trường Việt Nam, nên nguồn thông tin hiện nay rất dồi dào phong phú. Nếu bạn muốn tìm hiểu về thị trường này, FXTM có một nguồn tài nguyên đa dạng giúp bạn hiểu rõ hơn về giao dịch CFD.
CFD ở Việt Nam có lừa đảo không
Lỗ hổng lớn nhất thị trường CFD tại Việt Nam là hiện nay chưa có hành lang pháp lý, do đó có nhiều người đã lợi dụng thị trường để lừa đảo nhà đầu tư, khiến không ít người trắng tay chỉ sau một thời gian ngắn. Thực tế, vấn đề thị trường CFD lừa đảo xảy ra ở những người mới hoàn toàn, không hiểu rõ về thị trường, và bị dẫn dắt bởi những lời mời mọc đầy cám dỗ về lợi nhuận trong khi trên thực tế, để trở thành nhà đầu tư CFD thành công đòi hỏi một quá trình chuẩn bị, học tập và rèn luyện.
Nếu bạn đang gặp những IB (Introducing Broker, nhân viên môi giới cho các sàn giao dịch) tung ra những chiêu bài như dưới đây, chắc hẳn bạn đang gặp phải CFD lừa đảo:
- Cam kết lợi nhuận 100%
- Bán tín hiệu giao dịch chính xác 100%
- Không giao dịch vẫn có lời
- Liên tục gọi điện, mời mọc tham gia vào các nhóm chat trên Telegram và yêu cầu nạp tiền
- Không tư vấn về tính rủi ro trên thị trường CFD
- Sàn giao dịch mới thành lập, không hề được cấp phép giám sát từ các cơ quan như ASIC, FCA, CySEC,…
Kết luận
Thị trường tài chính ở nước ta còn quá non trẻ so với thế giới, do đó có những sản phẩm tài chính như Bitcoin, Hợp đồng CFD,…mặc dù đã quá phổ biến trên toàn cầu nhưng tại Việt Nam lại thiếu hẳn hệ sinh thái, cung cấp hệ thống quản lý, thông tin chính thức, tài nguyên nghiên cứu… quanh các sản phẩm này. Hy vọng các nhà đầu tư mới sẽ hiểu rõ bản chất về CFD năm 2021 và đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân.